Đưa giao thông công cộng thân thiện hơn với người khuyết tật

Thêm đánh giá

Hiện nay người khuyết tật đang gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia giao thông, mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhưng việc tiếp cận giao thông công cộng hay các dịch vụ di chuyển cũng còn rất hạn chế.

Để tạo điều kiện cho người khuyết tật dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, mới đây một thoả thuận ghi nhớ hợp tác triển khai chương trình hỗ trợ di chuyển an toàn cho những người yếu thế tại Việt Nam đã được kí kết giữa Công ty TNHH Di động Toàn cầu (Global Mobility) và Công ty TNHH Oto Korea.

Mô hình này sẽ  cung cấp các dịch vụ di chuyển và cải thiện vấn đề giao thông cho người khuyết tật tại Việt Nam như thế nào? Xung quanh vấn đề này, PV VOVGT đối thoại với đại diện 2 tổ chức này và đại diện doanh xã hội tại VN: ông Kim Hyeong Bae, TGĐ Công ty TNHH Ôtô Korea và bà Ngô Thị Huyền Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nghị lực sống.

PV: Xin ông cho biết các hoạt động cụ thể hỗ trợ người yếu thế sau lễ kí kết thoả thuận ghi nhớ hợp tác triển khai chương trình hỗ trợ di chuyển an toàn cho những người yếu thế tại Việt Nam là gì?

Ông Kim Hyeong Bae: Sau lễ kí kết này chúng tôi sẽ tiến hành theo từng giai đoạn, bởi vì hiện nay các vấn đề liên quan đến hệ thống sẽ cần rất nhiều thời gian. Trước tiên chúng tôi sẽ nhập xe chuyên dụng dành cho người khuyết tật từ Hàn Quốc sang VN, việc này sẽ cần sự hỗ trợ của Chính phủ VN.

Thứ hai, sau khi nhập được xe chuyện dụng về rồi chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tại VN để xây dựng hệ thống, tức là ứng dụng trên điện thoại và chuẩn bị nhân lực để vận hành. Quy trình triển khai tại Hàn Quốc chúng tôi sẽ đem sang áp dụng tại VN. Vấn đề hệ thống cần rất nhiều thời gian, nên chúng tôi sẽ tiến hành theo từng giai đoạn.

Giúp đỡ người khuyết tật

PV: Thông qua chương trình này 2 bên sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ di chuyển, đặt lịch điều trị y tế cho người khuyết tật và đặc biệt là cung cấp dịch vụ di chuyển an toàn bằng cách cung cấp hệ thống thông tin vị trí (GPS). Vậy hệ thống GPS này có khác biệt gì so với dịch vụ GPS hiện hành tại VN? Và người sử dụng có phải trả phí cho dịch vụ này?

Ông Kim Hyeong Bae: Về dịch vụ GPS của chúng tôi được tích hợp trên ứng dụng cũng giống như dịch vụ GPS hiện tại mà người dân đang sử dụng trên các ứng dụng gọi xe thông thường, tuy nhiên khi người khuyết tật cài ứng dụng của chúng tôi thì bất cứ ai đều có thể sử dụng dịch vụ GPS được tích hợp trên ứng dụng này.

Chi phí sử dụng dịch vụ GPS là miễn phí, còn chi phí sử dụng xe, chúng tôi sẽ thông tin sau, bởi hiện tại chúng tôi đang cần thảo luận với các bên liên quan và Chính phủ VN để có chính sách phù hợp nhất.

PV: Kế hoạch của đơn vị trong việc nhập phương tiện chuyên dụng phục vụ chương trình này như thế nào? Và sẽ áp dụng tại những tỉnh/thành nào của VN?

Ông Kim Hyeong Bae: Kế hoạch ban đầu chúng tôi sẽ vận hành 30 xe taxi, tuy nhiên tùy theo tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng của người dân VN chúng tôi hoàn toàn có thể tăng lượng xe lên. Bởi hiện tại phía Hàn Quốc đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cung ứng phương tiện bất cứ lúc nào.

Về các thành phố tại VN sẽ áp dụng, trước tiên chúng tôi triển khai ở HN – bởi HN là Thủ đô cũng như trung tâm hành chính của VN, Hà Nội cũng có dân số và số lượng người khuyết tật rất cao nên chúng tôi sẽ tập trung tại HN trước. Kế hoạch của chúng tôi sẽ triển khai tại 5 thành phố, sau HN sẽ là TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, nếu thành công chúng tôi sẽ áp dụng tại tất cả các tỉnh/thành của VN để đảm bảo mọi người khuyết tật đều có thể sử dụng dịch vụ của chúng tôi một cách bình đẳng.

PV: Loại hình phương tiện này có gì khác biệt so với taxi hiện hành tại VN?

Ông Kim Hyeong Bae: Xe chuyên dụng của chúng tôi được cải tạo để chuyên chờ người khuyết tật cùng với xe lăn, nó rất khác so với taxi hiện đang vận hành trên thị trường tại VN.

Bởi xe taxi thông thường sẽ không có cơ sở vật chất để hỗ trợ xe lăn, còn xe của chúng tôi đã được cải tạo và hoàn toàn có thể hỗ trợ xe lăn, đây là xe chuyên dụng được sản xuất riêng cho người khuyết tật.

PV: Xin cảm ơn ông.


Phai-co-su-ho-tro-nguoi-di-xe-lan-moi-co-the-len-duoc-via-he.
Phải có sự hỗ trợ người đi xe lăn mới có thể lên được vỉa hè. 

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn của người khuyết tật khi tham gia giao thông, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Ngô Thị Huyền Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nghị lực sống – DN xã hội:

PV: Xin bà cho biết người khuyết tật tại VN đang gặp những khó khăn gì khi tham gia giao thông?

Bà Ngô Thị Huyền Minh: Người yếu thế và người khuyết tật ở VN khi tham gia giao thông công cộng đang gặp rất nhiều vấn đề, có rất ít tuyến xe buýt mà người khuyết tật có thể tiếp cận và xe lăn có thể lên được.

Ngoài ra họ phải sử dụng đến taxi, các hãng xe taxi có đủ điều kiện để xe lăn có thể lên được rất ít, chủ yếu hiện nay khách hàng phải có một người bế lên xe, sau đó xe lăn sẽ được gấp và bỏ vào cốp xe. Tuy nhiên để mà book được 1 xe có cốp phù hợp để có thể bỏ xe lăn vào là một khó khăn và rào cản.

PV: Vậy thì thỏa thuận hợp tác hỗ trợ di chuyển an toàn dành cho người yếu thế vừa được kí kết sẽ mang lại những lợi ích gì cho người khuyết tật?

Bà Ngô Thị Huyền Minh: Chắn chắn là mang lại rất nhiều lợi ích cho người khuyết tật, họ hoàn toàn có thể tự do lựa chọn di chuyển, đi đến nơi mà họ muốn và họ có thể tham gia được tất cả các hoạt động trong cộng đồng.

Nhưng quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề học tập và tiếp cận được các vị trí công việc phù hợp với năng lực để gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tiến tới sống tự lập.

PV: Xin cảm ơn bà.

Xem thêm:

Chạy thử nghiệm toàn tuyến Metro số 1 do người Việt vận hành

Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 2/9: 19 người tử vong trong 53 vụ TNGT

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x