Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: “Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”
Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất…
Là trường hợp điều khiển xe máy có dung tích trên 50 phân khối khi chưa đủ tuổi, em N.C.T (SN 2007) cho biết: “Vì nghĩ đi gần, chỉ một đoạn ngắn, nên em không đội mũ. Em ý thức được việc điều khiển xe máy trên 50 phân khối khi chưa đủ tuổi là sai và nguy hiểm, nhưng cũng vì đi gần nên chủ quan. Sau lần này em xin hứa không tái phạm.”
Cũng giống như N.C.T, một số trường hợp khác khi bị lực lượng chức năng xử lý đều nhận thức được hành vi của mình vừa thực hiện là vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng chỉ vì chủ quan, nghĩ đi gần nên vi phạm.
Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Trong số các trường hợp bị xử lý, đáng chú ý là trường hợp của em P.T.D (SN 2007) ở Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Khi P.T.D gọi điện, nhắn tin thông báo cho mẹ việc bị lực lượng chức năng xử lý vì vi phạm Luật Giao thông đường bộ và em mong muốn mẹ có mặt để cùng xử lý, nhưng mẹ của P.T.D đã nhắn tin lại “Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”.
Sau dòng tin nhắn của mẹ, P.T.D đã chần chừ không ký vào biên bản. Lúc này, lực lượng CSGT đã tiếp tục tuyên truyền, giải thích để P.T.D nhận thức được hành vi của mình là sai.
Sau gần một tiếng đồng hồ P.T.D ký vào biên bản, chấp hành theo yêu cầu của lực lượng CSGT.
Nhưng thật đáng buồn, trong khoảng một tiếng đồng hồ đó không có sự xuất hiện của phụ huynh em P.T.D.
Lực lượng CSGT tuyên truyền, giải thích để P.T.D nhận thức được hành vi của mình. Khi nhận ra hành vi của mình là sai P.T.D đã ký vào biên bản và xin hứa lần sau sẽ không tái phạm.
Lực lượng CSGT tuyên truyền, giải thích để P.T.D nhận thức được hành vi của mình. Khi nhận ra hành vi của mình là sai P.T.D đã ký vào biên bản và xin hứa lần sau sẽ không tái phạm.
Trước đó, chiều 09/04, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 – Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội ra quân xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
Qua đó, đã xử lý các trường hợp học sinh khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, cá biệt có trường hợp học sinh điều khiển xe máy có dung tích trên 50 phân khối, đây đều là học sinh của các trường THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khi lực lượng chức năng dừng xe, đa phần các em học sinh lấy lý do là chỉ đi đoạn đường gần, nên chủ quan không đội mũ bảo hiểm, có em còn quên không cầm theo giấy đăng ký xe.
Thành khẩn xin lỗi khi bị xử lý là vậy, nhưng trong quá trình lực lượng CSGT xử lý vi phạm, vẫn có trường hợp khi thấy hiệu lệnh dừng xe của lực lượng chức năng vẫn cố tình lách vào trong, bất chấp dòng phương tiện đông đúc và sự an toàn để né tránh kiểm tra.
Thành khẩn xin lỗi khi bị xử lý là vậy, nhưng trong quá trình lực lượng CSGT xử lý vi phạm, vẫn có trường hợp khi thấy hiệu lệnh dừng xe của lực lượng chức năng vẫn cố tình lách vào trong, bất chấp dòng phương tiện đông đúc và sự an toàn để né tránh kiểm tra.
Tuy nhiên, không phải vị phụ huynh nào cũng như trên. Một số trường hợp khác, ngay sau khi nhận được thông tin, phụ huynh đã có mặt để cùng phối hợp với lực lượng chức năng xử lý. Khi có mặt, các bậc phụ huynh cảm thấy bất ngờ, bởi ở nhà đã quán triệt các em khi tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên khi ra khỏi nhà, ra khỏi cổng trường học các em vẫn vi phạm.
Ông H.X.Đ ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: “Gia đình luôn nhắc nhở cháu khi tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Thậm chí, gia đình còn không cho cháu tự điều khiển xe đến trường mà bình thường là mẹ cháu sẽ đưa đón, nếu mẹ bận thì tự đi phương tiện công cộng. Nhưng hôm nay cháu lại tự ý điều khiển xe của bạn, lại không đội mũ bảo hiểm. Cháu đã nhận ra lỗi sai của mình.”
Đa phần các em học sinh đều nhận thức được hành vi của mình là sai.
Thiếu tá Doãn Hữu Văn – Đội CSGT đường bộ số 6 – Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua lực lượng chức năng đã phối hợp với nhà trường và gia đình tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đối với các em học sinh, nhưng vì tuổi đời của các em còn rất trẻ nên đôi khi vẫn có hành động sai sót. Chưa kể, một số trường hợp khi bị xử lý, lúc đầu còn chưa hợp tác, lực lượng chức năng phải tiếp tục tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để xử lý.
“Từ 01/03 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 6 đã xử lý 97 trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, phạt tiền 54 triệu 350 nghìn đồng. Ngoài công tác xử lý vi phạm, lực lượng Đội CSGT đường bộ số 6 đã tuyên truyền, hướng dẫn các em học sinh nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Đối với trường hợp các em học sinh đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy có dung tích dưới 50 phân khối nếu vi phạm lỗi như không đội mũ bảo hiểm thì lực lượng chức năng vẫn lập biên bản xử lý bình thường, nếu không mang theo giấy tờ xe sẽ tạm giữ phương tiện.
Còn đối với trường hợp từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà điều khiển xe máy có dung tích xi lanh từ 50 phân khối trở lên thì cùng với việc xử lý hành chính, buộc tạm giữ phương tiện.
Đặc biệt, cùng với việc xử lý vi phạm, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo về nhà trường để có hình thức xử lý nghiêm”, Thiếu tá Doãn Hữu Văn nhấn mạnh.Sau khi lập biên bản xử lý, các phương tiện không đầy đủ giấy tờ bị tạm giữ.
Sau khi lập biên bản xử lý, các phương tiện không đầy đủ giấy tờ bị tạm giữ.
Theo thống kê của Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội, trong quý I/2024, CSGT toàn thành phố đã xử lý hơn 1.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh, tạm giữ 747 phương tiện các loại, riêng mũ bảo hiểm phạt hơn 1.000 trường hợp.
Trong thời gian tới để xử lý nghiêm tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông, Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm có nguy cơ gây tai nạn giao thông với học sinh.
Ngoài ra, CSGT cũng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đặc biệt, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm đối với phụ huynh đưa đón học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại các tuyến đường gần trường học.
“An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” và vai trò của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục các em học sinh hình thành ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ rất quan trọng. Để kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông đối với các em học sinh rất cần sự quan tâm, giám sát, uốn nắn và nêu gương từ các bậc phụ huynh./.