Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Thêm đánh giá

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

Thế nhưng, nếu muốn dừng chân ở ven hồ Tây để hóng mát thì phải mất tiền để “mua gió hồ”, một sự thật lạ lùng lại đang diễn ra ở hồ Tây.

17 giờ, vỉa hè quanh khu vực hồ Tây đã đông kín người. Thế nhưng, ngoài các khách du lịch, người dân tập thể dục hay hóng mát ở ven hồ thì còn xuất hiện những chiếc bàn ghế án ngữ vỉa hè như muốn chứng minh chủ quyền: “Đây là nơi bán hàng của quán chúng tôi”.

lan-chiem-via-he.

Không khó để bắt gặp các hành vi lấn chiếm lòng đường hè phố tại khu vực hồ Tây.
Chỉ cần đi chậm dọc ven hồ, không khó để bắt gặp những người bán hàng đon đả ra vẫy vẫy, rồi chỉ chỉ cho khách đỗ xe lên vỉa hè. Những đoạn vỉa hè rộng thì còn có lối cho người đi bộ, còn những đoạn vỉa hè hẹp thì những điểm trông xe này lại chắn ngang vỉa hè, khiến người đi bộ cũng chẳng có lối để đi.

1-ben-gui-xe-1-ben-quan-nuoc

Bãi gửi xe 1 bên và hàng quán 1 bên… còn người đi bộ thì dưới lòng đường.

Cứ ngỡ tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ được khắc phục sau khi có sự nhắc nhở của lực lượng chức năng. Thế nhưng chỉ vài phút sau khi xe của Công an phường sở tại đi khỏi là các vi phạm đâu lại hoàn đó, thậm chí các hàng quán còn có phần “bánh trướng” hơn.

“Anh cứ vào trong nhà ngồi tầm 5-10 phút công an đi qua rồi bọn em kê bàn ghế ra ngoài ngồi thoải mái luôn. Vì công an kiểm tra nên cả hồ chạy hết, chờ tí nữa công an đi qua bọn em trải bàn ghế cho, anh cứ để xe dưới đường đấy đi…”

Một nhân viên vội vàng dọn bàn ghế khi thấy lực lượng Công an đi kiểm tra.
Thế nhưng, chỉ vài phút sau, vi phạm ở đâu lại hoàn đó…
Dọc các tuyến đường ven hồ Tây như Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Vệ Hồ… không khó để bắt gặp cảnh lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Các hàng quán kinh doanh café, ăn vặt hay quán bia… mặc dù đã có không gian trong nhà nhưng vẫn cố tăng thu nhập bằng cách chiếm luôn vỉa hè đối diện để làm nơi bán hàng hay để xe cho khách.

Anh Nguyễn Đình Tùng, trú tại quận Đống Đa chia sẻ: “Nói chung gần hồ nên không khí cũng trong lành, thỉnh thoảng mất vệ sinh 1 chút. Nhiều hàng quán quá cũng mất đi yên bình ở đây, trông nó chật chội và mất cảnh quan đi. Ngày xưa mình cũng thỉnh thoảng đi bộ ở hồ Tây thì nhìn thoáng đãng và thoải mái hơn. Bây giờ thì dần dần không còn chỗ để đi bộ, nhiều đoạn từ thanh niên đến đây… Tất nhiên nhìn thế rất xấu rồi, mình phải vòng xuống lòng đường để đi nên hơi khó chịu và nguy hiểm…”

Đã sống hàng chục năm tại quận Tây Hồ, đi dạo ven hồ Tây và tập thể dục là hoạt động gần như hàng ngày của ông Nguyễn Văn Hùng. Theo ông Hùng, nhiều năm trở lại đây, hồ Tây không còn giữ được vẻ phong quang vốn có mà thay vào đó là các hoạt động kinh doanh, dịch vụ làm xấu đi vẻ đẹp của hồ. Nhiều hộ gia đình kinh doanh lấn chiếm hết vài chục mét vỉa hè 2 bên đường, nhạc bật ầm ĩ từ chiều đến đến tận đêm muộn. Thậm chí người dân đi đường muốn dừng lại để hóng mát, đón gió hồ Tây cũng chẳng còn chỗ mà đỗ xe… bởi vỉa hè đã nhường chỗ cho bàn ghế và thành nơi đỗ xe cho khách vào các hàng quán.

“Đây này, xe máy đỗ đây, có mỗi đường ven mà để xe lấn chiếm không còn ai đi nổi nữa. Đến đây mình phải tránh chứ giờ ai thắc mắc thì người ta cũng lắp máy điếc rồi lờ đi, chẳng có ai kiểm tra cả. Kể ra họ lấn chiếm thế thì người ta đi lại cũng khó đi với lại rất bất tiện”, ông Hùng cho biết.

khong-co-cho-cho-nguoi-di-bo

Vỉa hè quanh Hồ Tây có lẽ chẳng còn chỗ cho người đi bộ.

Còn đối với những người trẻ tuổi như Thơm, hồ Tây là địa điểm lý tưởng để hẹn hò với bạn sau 1 những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, việc vỉa hè ven hồ Tây bị lấn chiếm cũng làm ảnh hưởng nhiều đến không gian của hồ. Thơm chia sẻ, những vị trí đẹp và rộng rãi quanh hồ đều bị các hàng quán chiếm dụng, nhiều khi đi qua hồ Tây, muốn dừng lại để nghỉ chân, hóng mát cũng phải “tặc lưỡi” để mua 1 vài món đồ uống để có chỗ ngồi ở ven hồ, điều này chẳng khác gì phải trả tiền để mua gió ở hồ Tây…

“Hồ Tây mình thấy rất đẹp và trong lành, thoáng mát, chill… Nhưng cũng có 2 mặt, 1 phần mình đi ở đây thấy các quán café có thể ghé vào để ngồi cũng bạn bè nhưng cũng có phần chiếm dụng vỉa hè thì đi bộ đôi khi cũng hơi vướng. Mình thấy 1 phái có các quán café thì họ nên tập chung vào 1 phía, phía đường còn lại nên tập chung và dành nơi cho người đi bộ thì sẽ tốt hơn…”, Thơm cho biết.

Cần có quy định và biện pháp mạnh trong quản lý đô thị quanh khu vực hồ Tây để người dân không cần phải mất tiền “mua gió” mỗi đi muốn hóng gió hồ Tây.
Cần có quy định và biện pháp mạnh trong quản lý đô thị quanh khu vực hồ Tây để người dân không cần phải mất tiền “mua gió” mỗi đi muốn hóng gió hồ Tây.
Là hồ tự nhiên lớn nhất của Hà Nội với chiều dài bờ hồ 17km, từ lâu này hồ Tây đã có sức hấp dẫn và quyến rũ du khách bởi những di tích, danh lam thắng cảnh và những món ăn đặc sắc của Hà Nội.

Thế nhưng, để hồ Tây trở thành điểm du lịch thu hút khách hơn nữa, chính quyền thủ đô cần có những biện pháp trong việc giữ gìn cảnh quan cũng như đảm bảo vệ sinh, an toàn, an ninh trật tự xung quanh hồ… để người dân và khách du lịch mỗi khi đến hồ Tây sẽ không còn phải trả tiền “mua gió” hóng mát như trong thời gian vừa qua./.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x