Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Thêm đánh giá

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Sáng 15/5, trường Đại học Việt Đức (TP.HCM) tổ chức toạ đàm Xu hướng giao thông thông minh – Cách tiếp cận thúc đẩy giao thông bền vững với sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị vận tải, doanh nghiệp công nghệ trong nước và quốc tế, các chuyên gia, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh quan tâm đến chủ đề giao thông thông minh – đô thị thông minh.

TS. Hà Thúc Viên – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Việt Đức

TS. Hà Thúc Viên – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Việt Đức

Phát biểu tại toạ đàm, TS. Hà Thúc Viên – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Việt Đức chia sẻ, Smart Mobility là cách tiếp cận nhằm thúc đẩy giao thông bền vững thông qua sự kết nối liền mạch các phương thức và dịch vụ giao thông vận tải đảm bảo vận tải hành khách và hàng hoá an toàn, sạch và hiệu quả.

Smart mobility tập trung vào các giải pháp công nghệ thông tin và chuyển đổi năng lượng để thúc đẩy các hệ thống giao thông xanh, bền vững và thông minh.

“Điều này đòi hỏi công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và các hạ tầng liên quan (như năng lượng và hạ tầng số) cũng phải thay đổi để tạo điều kiện nền tảng phát triển giao thông thông minh. Xu hướng này cũng yêu cầu phải đào tạo ra các thế hệ kỹ sư giao thông vận tải “mới” có kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực công nghệ để làm việc cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan đến giao thông vận tải, logistics”, TS. Viên nhấn mạnh.

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng trình bày về xu thế phát triển giao thông thông minh (GTTM) một cách tổng quan cùng với các hệ thống và kế hoạch phát triển các giải pháp GTTM ở trên thế giới và Việt Nam.

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt-Đức, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt-Đức, Trường Đại học Việt Đức

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt-Đức, Trường Đại học Việt Đức cung cấp thông tin, các đổi mới công nghệ mang tính đột phá (như điện hoá phương tiện, phương tiện kết nối vạn vật, phương tiện tự hành, chia sẻ phương tiện) trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đưa ra một khái niệm và thực hành mới gọi là Giao thông thông minh (Smart Mobility) để góp phần giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khoẻ con người và an ninh năng lượng.

Báo cáo cũng phân tích triển vọng thị trường GTTM và nhu cầu nhân lực trình độ cao ở nước và quốc tế sẽ tạo ra những khoảng trống về yếu tố con người.

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số_BCIS, FPT IS

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số_BCIS, FPT IS

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số/BCIS, FPT IS cho rằng GTTM và bền vững là một trụ cột và được tích hợp vào tầm nhìn đô thị thông minh thông qua nền tảng công nghệ thông minh như thế nào. Các yếu tố hệ thống, phương tiện, hạ tầng và con người được phân tích trong quá trình thiết kế và tích hợp để đảm bảo tính bền vững.

Bên cạnh đó, đại diện Huawei Technologies chia sẻ về 10 xu hướng mạng lưới trạm sạc thông minh trên thế giới trong năm 2024, như là bước tiến để biến ước mơ công nghệ sạc nhanh trở thành hiện thực ở các đô thị và trên toàn quốc. Hạ tầng trạm sạc phát triển là điều kiện nền tảng thúc đẩy sở hữu và sử dụng phương tiện điện hướng tới mục tiêu đến 2040 toàn bộ phương tiện cơ giới ở Việt Nam là phương tiện điện. Mạng lưới hạ tầng trạm sạc thông minh cũng là cơ sở nền móng cho phát triển giao thông thông minh, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đại diện Advantech – nhà phát triển giải pháp công nghệ trí tuệ nhân tạo của vạn vật (AIoT) toàn cầu – giới thiệu về kiến trúc hệ thống và các giải pháp AIoT cho quản lý vận hành mạng lưới đường giao thông trong đô thị và mạng lưới đường quốc gia, bao gồm đường cao tốc.

Là người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ô tô khi có điều kiện làm việc ở CHLB Đức và tại Việt Nam, ông Võ Quang Huệ – Nhà sáng lập và TGĐ công ty tư vấn VOCIS, nguyên PTGĐ Vingroup phụ trách đề án VinFast và nguyên TGĐ công ty Bosch Việt Nam, chia sẻ về triển vọng phát triển phương tiện thông minh trên thế giới và ở Việt Nam trong thập niên tới và Việt Nam cần chuẩn bị gì về mặt yếu tố con người để nắm bắt những cơ hội này.

Với vai trò là nhà quản lý, đại diện Sở GTVT TP.HCM chia sẻ về tầm nhìn phát triển đô thị thông minh TP.HCM, định hướng phát triển các hệ thống GTTM nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các cơ sở hạ tầng và dịch vụ GTVT của Thành phố, nhận định của cơ quan quản lý về nhu cầu đội ngũ kỹ thuật trình độ cao, cơ hội hợp tác giữ nhà nước với doanh nghiệp công nghệ và viện trường đại học trong phát triển các giải pháp GTTM cho TP.HCM.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x