Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sắp đưa vào vận hành đoạn trên cao thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, thành phố cần phải biết tận dụng triệt để những lợi thế này và đưa ra những giải pháp quyết liệt mới có thể xây dựng hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức cho tuyến này.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông năm 2023 vận hành trên 91 nghìn lượt, vận chuyển 10,7 triệu lượt khách, tăng 31,4 % so với cùng kỳ 2022. Tính chung trên 2 năm đi vào vận hành, tuyến đường sắt số 2A vận chuyển khoảng 20 triệu lượt hành khách.

Trong các chuyến tàu vào giờ cao điểm luôn chật kín hành khách, nhiều người dân đã chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn, văn minh, hiện đại này.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội đoạn trên cao dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào tháng 7 năm nay, dù là bị chậm so với kế hoạch, song có nhiều điểm thuận lợi hơn so với tuyến đường sắt số 2A, như nhận được thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người dân; được vận hành, quản lý bởi đơn vị đã có 2 năm kinh nghiệm…

Thanh-pho-cung-can-danh-quy-dat
Thành phố cũng cần dành quỹ đất, bố trí không gian cho các điểm đón trả khách cho xe taxi, grap, tránh tình trạng chèo kéo hành khách gây mất mỹ quan

Tuy nhiên, tuyến đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức và kỳ vọng cao hơn của hành khách và người dân thủ đô. Bởi chỉ còn khoảng vài tháng trước khi chính thức vận hành, thông tin về các điểm đỗ xe, thông tin về điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt và xe buýt kết nối vẫn chưa được chính thức công bố.

Mặc dù trước đó tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã tiến hành khảo sát điểm đỗ xe từ trước khi tuyến đường sắt số 2A đưa vào vận hành.

Chính vì được đưa vào vận hành sau, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội được đòi hỏi các khâu chuẩn bị về hạ tầng kết nối, điểm đỗ xe, kết nối với mạng lưới xe buýt… tốt hơn, hoàn hảo hơn, tránh được những bất cập hiện nay của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông như một số nhà ga, điểm đỗ xe cá nhân còn khá xa, điểm đỗ xe tại ga Cát Linh sau 2 năm đi vào hoạt động hiện đang quá tải.

Do vậy, ngành giao thông của thành phố cần rút kinh nghiệm, quy hoạch và bố trí không gian các điểm đỗ xe có tính tới trung hạn và dài hạn, khi các tuyến đường sắt đô thị kết nối với nhau và kết nối với các phương thức vận tải khác.

Tại các nhà ga ở khu vực quận, huyện ngoại thành nên bố trí quỹ đất dành cho các bãi đỗ xe máy, xe đạp để người dân chuyển đổi phương tiện. Trong khi ở các khu vực trung tâm, các quận nội thành không nên bố trí quá nhiều không gian cho chỗ gửi xe cá nhân mà nên khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Có như vậy mới có thể thực hiện mục tiêu của thành phố là hạn chế phương tiện cá nhân vào năm 2030.

cac-tuyen-duong-sat-do-thi-can-phai-dam-bao.

Các tuyến đường sắt đô thị cần phải đảm bảo sự kết nối tại chính các nhà ga ngay từ trên bản vẽ cho đến thực tế
Thành phố cũng cần dành quỹ đất, bố trí không gian cho các điểm đón trả khách cho xe taxi, grap, tránh tình trạng chèo kéo hành khách gây mất mỹ quan.

Cùng với đó, Sở GTVT sớm triển khai thực hiện điều chỉnh một số tuyến xe buýt nằm dọc và cắt ngang tuyến xương sống, đảm bảo có sự kết nối đa phương thức tuyến metro số 3 với 12 nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông. Ngoài ra, ngành giao thông bố trí và cải thiện chất lượng các điểm dừng chờ xe bus sao cho tiệm cận gần nhất các nhà ga tàu điện ngầm

Đoạn tuyến metro Nhổn – Cầu Giấy đi qua địa phận của một số quận, huyện như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoài Đức, Đan Phượng… nơi có mật độ dân cư không quá cao như khu vực trung tâm, nên thành phố cần sớm bố trí các tuyến bus gom hành khách ở dọc tuyến metro.

Đặc biệt, mạng lưới các phương tiện giao thông công cộng nói chung và đường sắt đô thị nói riêng sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả, nếu các tuyến đường sắt có sự kết nối với nhau. Do vậy, thành phố cũng cần sớm có những giải pháp để nhanh chóng bàn giao mặt bằng để các nhà thầu sớm đẩy nhanh và hoàn thiện đoạn ngầm của dự án đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội.

Trong đó, chú trọng đến việc đảm bảo khả năng kết nối giữa nhà ga Cát Linh với nhà ga của tuyến Nhổn- ga Hà Nội và những tuyến đường sắt khác.

Việc vận hành các tuyến đường sắt đô thị hoặc các đoạn tuyến cần thực hiện trong tâm thế hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng trong tương lai, do vậy, các tuyến đường sắt đô thị phải đảm bảo sự kết nối tại chính các nhà ga ngay từ trên bản vẽ cho đến thực tế.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x