Xe máy chở hàng cồng kềnh tung hoành trên đại lộ Võ Văn Kiệt

Thêm đánh giá

Thực trạng các phương tiện xe môtô, xe gắn máy tự ý thay đổi kết cấu, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, kéo theo vật khác, chở hàng cồng kềnh trên đường không phải là chuyện gì quá xa lạ, dù lực lượng chức năng thường xuyên ra quân xử lý thế nhưng thực trạng trên vẫn tiếp tục tái diễn.

Vậy lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý đối với trường hợp này như thế nào? Liệu có giải pháp nào tăng tính răn đe hơn trong thời gian tới?

Ghi nhận thực tế trên trục đường Võ Văn Kiệt nhất là khu vực Quận 6 TpHCM, nơi đây tập trung rất nhiều điểm chành xe nên không khó để bắt gặp những xe ba gác, xe máy cũ, xe tự chế… chở những thanh sắt dài, tấm tôn sắc bén, quá khổ, cồng kềnh… nhô ra phía sau khiến người đi đường phải thót tim.

Khi những xe này đi ngang, nhiều người phải né tránh, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho những người xung quanh.

vi-pham-xe-cho-do-cong-kenh

Trên tuyến đường Võ Văn Kiệt xuất hiện nhiều xe máy chở hàng cồng kềnh chạy với tốc độ cao
Đáng lo ngại hơn khi đa phần những phương tiện này đủ điều kiện “5 không” tức không đăng ký, không biển số, không kiểm định, không bảo hiểm và không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra xử lý, nhiều người chở hàng thường có lý do vì hoàn cảnh khó khăn, lao động dưới nắng mưa kiếm công làm lời nên phải thực hiện công việc này.

Anh A.N chia sẻ: “Thì cái này cũng vì công việc thôi, mình dân lao động nên chủ kêu đâu thì mình làm đó thôi chứ biết sao giờ. Thì mai mốt hàng hóa bớt lại hay mình đi cách khác thôi.”

cho-hang-cong-kenh

Đa phần những phương tiện này đã “hết đát”
Không chỉ chở hàng hóa cồng kềnh, nhiều tài xế còn “làm xiếc” trên phố khi một tay giữ kiện hàng chất cao hơn đầu người, tay còn lại điều khiển phương tiện. Mỗi lần qua các “ổ gà” hay các con dốc, mố cầu, chiếc xe sàng qua sàng lại, dềnh lên dập xuống như muốn đổ khiến nhiều người chạy cùng chiều phải “xanh mặt”. Khi thấy có lực lượng chức năng chốt chặn xử lý, các đối tượng nhanh chóng tấp xe vào lề hoặc ‘chặc hẻm’ nhằm ‘thoát thân’.

Theo chia sẻ từ một anh “dân nghề” cho biết, nếu bị lực lượng chức năng lập biên bản thì chủ kho sẽ chịu trách nhiệm đóng phạt: “Chạy xe ế quá nên bây giờ người ta kêu chở hàng thì mình chở, nói chung là cũng giao kèo trước, nếu bị công an bắt thì chủ phải chịu đóng phạt nên mình mới chở chứ không thì mình không chở”

Không ít những vụ tai nạn giao thông liên quan đến chở hàng hóa cồng kềnh đã xảy ra. Thế nhưng thực trạng này vẫn cứ tiếp diễn trên khắp các con đường, ngõ hẻm tại TpHCM.

Từng bị va quẹt bởi một xe chở hàng trên đường Võ Văn Kiệt, chị Hồng Loan bức xúc: “Em cũng đã từng bị tai nạn đối với những xe gắng máy như thế này, em nghĩ nên xử lý những người chủ xe vì những người này cũng chỉ là người làm thuê thôi.”

cho-cao-nguy-hieu

Những người lưu thông cùng chiều với những phương tiện này đều lo lắng vì không biết tai nạn sẽ đến khi nào
Trước thực trạng trên, Phóng viên kênh VOV giao thông đã liên hệ và được Công an TpHCM cho biết, tính từ tháng 7/2024 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 10.000 trường hợp vi phạm. Trong đó có 2.000 trường hợp vi phạm chở hàng cồng kềnh; 3.600 trường hợp vi phạm do kéo theo thùng lôi, vật kéo; 1.500 trường hợp phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật (không thắng, còi, đèn…); hơn 2.000 trường hợp vi phạm khác. Tuy nhiên, vấn nạn này vấn khó được dẹp bỏ.

Thượng tá Nguyễn Thăng Long – Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP. HCM cho biết, đơn vị sẽ thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm trong thời gian tới: “Nguyên nhân tình trạng người dân sử dụng xe tự chế làm phương tiện sinh kế này họ đã thực hiện lâu này và đã trở thành thói quen trong quá trình sinh hoạt và họ nghĩ rằng không vi phạm. Trong đợt cao điểm này cũng như từ nay về sau, công an thành phố sẽ thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với mọi hành vi vi phạm.

Để xử lý dứt điểm thực trạng này, ngoài sự vào cuộc của lực lượng chức năng trong thời gian tới, Thượng tá Nguyễn Thăng Long cũng cho rằng, cần thiết huy động sức mạnh của nhiều đơn vị, nhiều lực lượng; có lộ trình thực hiện theo từng bước; trong đó quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật nói chung và quy định về đảm bảo TTATGT nói riêng.

Có thể thấy việc đảm bảo an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn hơn cho cộng đồng.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức và hành động tích cực để giảm thiểu những rủi ro không đáng có trên đường phố.

Xem thêm:

73 người thương vong vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9

CSGT Hà Nội mở đợt cao điểm đảm bảo TT ATGT

Kiên quyết xử lý xe quá khổ, quá tải, gây ô nhiễm môi trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x