Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Thêm đánh giá

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu… khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Trước những vấn đề trên phía trung tâm giao thông công cộng TP.HCM sẽ có những phản hồi thế nào?

Ghi nhận của phóng viên tại các tuyến đường như Kinh Dương Vương (Quận Bình Tân), Hồng Bàng (Quận 5), Nguyễn Xí (Quận Bình Thạnh) và dọc tuyến xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức)… nhiều trạm, điểm chờ xe buýt trong tình trạng bị người dân chiếm dụng làm nơi buôn bán, tập kết sản phẩm của người thu mua phế liệu hay thậm chí là nơi để rác.

Xe-Buyt

Nhiều trạm, điểm dừng xe buýt thành nơi tập kết rác thải

Đơn cử như trạm chờ xe buýt nằm trên đường Hồng Bàng, đoạn dưới chân cầu vượt Cây Gõ (Quận 5) đã bị một tiểu thương chiếm dụng làm nơi buôn bán nước. Trời nắng thì người bán bày hàng hóa bên cạnh nhà chờ xe, có khi chiếm gần nửa nhà chờ, còn trời mưa thì họ dọn hết hàng vào phía trong, khiến người đi xe buýt không có chỗ đứng.

Thường xuyên di chuyển bằng phương tiện công cộng, bạn Nguyễn Trung Hiếu (Sinh viên đại học GTVT) cảm thấy khó chịu khi nhà chờ bị chiếm dụng: “Tình trạng bỏ rác ở đây rất là bừa bãi nên ảnh hưởng đến những bạn đi xe buýt, nhất là những bạn sinh viên đợi đi xe buýt thì cảm thấy e ngại trong khoảng thời gian chờ đợi xe.”

Không những bị chiếm dụng mà không ít các trạm, điểm dừng xe buýt còn bị bôi bẩn, vẽ bậy khiến người dân không thể xem được tuyến, lộ trình di chuyển. Dù đang đứng ở trạm chờ xe buýt nhưng bà Nguyễn Thị Hai lại không nghĩ như vậy, vì nơi đây đã bị chiếm dụng làm nơi buôn bán và bà cũng không thấy được bảng thông tin: “Bến xe buýt này tôi thấy không có giống bến xe buýt lắm, thường thì phải có bảng lịch trình, lộ trình rồi có ghế ngồi, mà giờ không biết nó giống gì luôn.”

                                    Rac-thai-xung-quanh-nha-cho-xe-buyt

Rác thải bao vây bốc mùi hôi thối tại nhà chờ xe buýt
Trong khi người dân bức xúc thì những người buôn bán vẫn thờ ơ với việc chiếm dụng của mình: ‘Tại nó nối liền nhau, dính vào xe buýt thôi, mình bán trong trạm xe buýt, mình cũng để ý bán gọn gọn cho khách ngồi, mình làm cho nó gọn gọn lại’.

Trước thực trạng trên, ông Lê Hoàn – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cũng đã cho biết, hiện nay tại Thành phố có 4.519 điểm dừng xe buýt, trong đó có 3.091 trụ dừng và 710 nhà chờ (trạm chờ) được lắp đặt trên vỉa hè phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân.

Để nâng cao chất lượng phục vụ người dân đi xe buýt, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM thường xuyên kiểm tra các điểm dừng xe buýt hằng ngày và vệ sinh điểm dừng xe buýt hằng tháng để phát hiện kịp thời tình trạng chiếm dụng điểm dừng xe buýt làm nơi buôn bán, để vật dụng sinh hoạt, tập kết rác, dừng đỗ xe, xịt sơn vẽ bậy…

Diem-dung-xe-buyt-bi-chiem-dung.
Một số nhà chờ bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nước, chỗ nghỉ ngơi của xe ôm

Sau khi phát hiện các vụ việc lấn chiếm, xả rác bừa bãi…, trung tâm đã gửi nhiều văn bản đến chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành để phối hợp giải quyết theo thẩm quyền.

“Công tác này thuộc thẩm quyền của quận, huyện. Tuy nhiên qua xử lý thì nó cũng y chang vậy, nói chung cũng không đạt được kết quả cho hành khách. Tới đây chúng tôi sẽ thường xuyên giám sát, phối hợp với quận huyện tuần tra và cũng đề nghị các quận huyện địa phương tổ chức giám sát xử lý.”

Trong khi TP.HCM đang nổ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút người dân tham gia phương tiện công cộng thì những điểm dừng đón, trả khách không còn là của xe buýt cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân mất dần thiện cảm, không mấy mặn mà với loại hình vận chuyển này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x