Hotline:
098 589 1860
Luyện thi
Trang chủ
Tin tức
Luật giao thông
Ôn tập lý thuyết
Thi thử 18 bộ đề lý thuyết b2
600 câu lý thuyết thi bằng b2
Biển báo giao thông
Tra cứu phạt nguội
Luyện thi mô phỏng
Thi mô phỏng theo phần mềm
Thi mô phỏng tình huống giao thông
Đề 7. Đề thi mô phỏng B2
Thời gian làm bài:
Tổng số câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Đề 7
Câu hỏi 1:
Ý nghĩa các biểu tượng ghi trên biển chỉ dẫn là gì?
Xăng dầu, ăn uống, thông tin, sửa chữa xe.
Xăng dầu, ăn uống, nhà nghỉ, sửa chữa xe.
Xăng dầu, ăn uống, cấp cứu, sửa chữa xe.
Câu hỏi 2:
Biển số 1 có ý nghĩa gì?
Đi thẳng hoặc rẽ trái trên cầu vượt.
Đi thẳng hoặc rẽ phải trên cầu vượt.
Báo hiệu cầu vượt liên thông.
Câu hỏi 3:
Biển nào báo hiệu “Đường dành cho xe ô tô”?
Biển 1.
Biển 2.
Câu hỏi 4:
Xe của bạn được đi theo hướng nào trong trường hợp này?
Đi thẳng, rẽ trái.
Đi thẳng, rẽ phải.
Rẽ trái.
Đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái.
Câu hỏi 5:
Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?
Xe tải, mô tô.
Xe khách, mô tô.
Xe tải, xe con.
Mô tô, xe con.
Câu hỏi 6:
Biển nào sau đây là biển “Dốc lên nguy hiểm”?
Biển 1.
Biển 2.
Câu hỏi 7:
Biển nào chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách có làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Câu hỏi 8:
Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường hai chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Câu hỏi 9:
Khi muốn vượt xe tải, người lái xe phải làm gì là đúng quy tắc giao thông?
Tăng tốc cho xe chạy vượt qua.
Bật tín hiệu báo hiệu bằng đèn hoặc còi, khi đủ điều kiện an toàn, tăng tốc cho xe chạy vượt qua.
Đánh lái sang làn bên trái và tăng tốc cho xe chạy vượt qua.
Câu hỏi 10:
Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe mô tô được phép đi?
Cả ba hướng.
Hướng 1 và 2.
Hướng 1 và 3.
Hướng 2 và 3.
Câu hỏi 11:
Những hướng nào xe tải được phép đi?
Cả ba hướng.
Hướng 2 và 3.
Câu hỏi 12:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe con (A), mô tô, xe con (B), xe đạp.
Xe con (B), xe đạp, mô tô, xe con (A).
Xe con (A), xe con (B), mô tô + xe đạp.
Mô tô + xe đạp, xe con (A), xe con (B).
Câu hỏi 13:
Biển này có ý nghĩa gì?
Hạn chế chiều cao của xe và hàng.
Hạn chế chiều ngang của xe và hàng.
Hạn chế chiều dài của xe và hàng.
Câu hỏi 14:
Theo hướng mũi tên, những hướng nào ô tô không được phép đi?
Hướng 1 và 2.
Hướng 3.
Hướng 1 và 4.
Hướng 2 và 3.
Câu hỏi 15:
Biển này có ý nghĩa gì?
Cấm dừng xe về hướng bên trái.
Cấm đỗ xe và cấm dừng xe theo hướng bên phải.
Được phép đỗ xe và dừng xe theo hướng bên phải.
Câu hỏi 16:
Theo tín hiệu đèn, xe nào được quyền đi là đúng quy tắc giao thông?
Xe khách, mô tô.
Xe con, xe tải.
Xe tải, mô tô.
Câu hỏi 17:
Theo tín hiệu đèn, xe nào được phép đi?
Xe con và xe khách.
Mô tô.
Câu hỏi 18:
Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
Mô tô.
Xe cứu thương.
Câu hỏi 19:
Biển nào hạn chế chiều cao của xe và hàng?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Câu hỏi 20:
Biển nào là biển “Cấm đi ngược chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Cả ba biển.
Câu hỏi 21:
Trên xe ô tô có trang bị thiết bị như hình vẽ dưới đây có tác dụng gì?
Dùng để kích (hay nâng) xe ô tô.
Vặn ốc lắp bánh xe.
Ổn định chuyển động của xe ô tô khi đi vào đường vòng.
Giữ chặt người lái và hành khách trên ghế ngồi khi xe ô tô đột ngột dừng lại.
Câu hỏi 22:
Kỹ thuật cơ bản để giữ thăng bằng khi điều khiển xe mô tô đi trên đường gồ ghề như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
Đứng thẳng trên giá gác chân lái sau đó hơi gập đầu gối và khuỷu tay, đi chậm để không nẩy quá mạnh.
Ngồi lùi lại phía sau, tăng ga vượt nhanh qua đoạn đường xóc.
Ngồi lệch sang bên trái hoặc bên phải để lấy thăng bằng qua đoạn đường gồ ghề.
Câu hỏi 23:
Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
Không đúng.
Đúng.
Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 24:
Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết.
Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm (sử dụng số L hoặc 1, 2 đối với xe số tự động), gài cần (nếu có), giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
Câu hỏi 25:
Trong các hành vi dưới đây, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, chỉ đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Chấp hành quy định về tốc độ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi lái xe; chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ em và người khuyết tật.
Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 26:
Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền hạn gì dưới đây?
Từ chối xếp hàng lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.
Câu hỏi 27:
Trên đường bộ, người lái xe ô tô có được phép dừng xe, đỗ xe song song với một xe khác đang dừng, đỗ hay không?
Được phép.
Không được phép.
Chỉ được phép dừng, đỗ khi đường vắng.
Câu hỏi 28:
Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
(câu hỏi điểm liệt)
Phương tiện nào bên phải không vướng.
Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
Phương tiện giao thông đường sắt.
Câu hỏi 29:
Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn cần làm gì?
Tiếp tục đi vì xe lên dốc phải nhường đường cho mình.
Nhường đường cho xe lên dốc.
Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn.
Câu hỏi 30:
Người có Giấy phép lái xe hạng D được điều khiển loại xe nào dưới đây?
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
Xe kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
Câu hỏi 31:
Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?
Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.
Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Xe ô tô tải dưới 3.500 kg; xe chở người đến 9 chỗ ngồi.
Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 32:
Người lái xe không được lùi xe ở những khu vực nào dưới đây?
Ở khu vực cho phép đỗ xe.
Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
Cả ý 2 và ý 3.
Câu hỏi 33:
Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?
Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Câu hỏi 34:
Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?
Là người điều khiển xe cơ giới.
Là người điều khiển xe thô sơ.
Là người điều khiển xe có súc vật kéo.
Câu hỏi 35:
Khái niệm “Khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Câu trước
Câu sau
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.
x
(
)
x
|
Trả lời
Insert