Tỷ lệ tội phạm trẻ vị thành niên gia tăng: Nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp thắt chặt quản lý

Số vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tăng liên tục trong thời gian gần đây. Mức độ và tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Đây là vấn đề đáng quan ngại bởi lẽ tội phạm vị thành niên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân người phạm tội mà còn làm đảo lộn cuộc sống, gây ra nhiều hệ lụy cho cộng đồng.

Vậy nguyên nhân cho tình trạng này là gì?

Tiếng pô xe rú inh ỏi, tiếng còi xe inh ỏi vang vọng trong đêm khuya như muốn xé tan bầu không khí yên bình. Những tốp thanh niên bất chấp nguy hiểm, “bốc đầu”, lạng lách với tốc độ cao trên các cung đường Hà Nội, khiến người dân lo lắng và bức xúc.

Tình trạng này không hề hiếm gặp sau đợt nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Theo chân tổ công tác Y9/141 Công an TP. Hà Nội làm nhiệm vụ tại đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội), ngay sau khi lập chốt kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông, chủ yếu là các thanh niên không đội mũ bảo hiểm.

Nhiều thanh niên liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm khi thấy lực lượng chức năng đã quay đầu bỏ chạy vào đường ngược chiều. Tuy nhiên, với sự mưu trí và nhanh nhẹn, tổ công tác 141 đã kịp thời đón lõng, khống chế và đưa các trường hợp vi phạm về chốt để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trong các trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng phát hiện 2 thiếu niên điều khiển xe gắn máy trên 50cc, trong túi áo của người ngồi sau xe có vật hình hộp chữ nhật phát ra ra tín hiệu điện. Điều tra tại chỗ, thiếu niên này cho biết sinh năm 2009 (trú tại Đống Đã, Hà Nội) và khai nhận đây là chích điện mini, nhặt được trong khi đi ăn với gia đình.

Tuy nhiên, bằng công tác nghiệp vụ, thiếu niên này đành phải chấp nhận hành vi của mình và không thể quanh co được nữa. “Chích điện cháu mua trên tiktok giá 153.000, ban đầu cháu đi mua hộ bạn sau đấy cháu cầm để nghịch luôn…”.

Thiếu niên sinh năm 2009 khai nhận đây là chích điện mini và nhặt được trong khi đi ăn với gia đình. Tuy nhiên, bằng công tác nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã xác minh được thiếu niên này đặt mua chích điện mini trên mạng với giá gần 200 ngàn đồng.
Thiếu niên sinh năm 2009 khai nhận đây là chích điện mini và nhặt được trong khi đi ăn với gia đình. Tuy nhiên, bằng công tác nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã xác minh được thiếu niên này đặt mua chích điện mini trên mạng với giá gần 200 ngàn đồng.

Nhiều thanh thiếu niên không chỉ tham gia đua xe “xuyên đêm suốt sáng”, hỗn chiến khi thấy không vừa mắt mà còn liều lĩnh chế tạo, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán pháo nổ. Việc tự ý sản xuất và sử dụng pháo nổ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng bản thân và người xung quanh. Hành vi này còn vi phạm pháp luật, cần được xử lý nghiêm minh để răn đe.

Mới đây, một học sinh tại Hà Nội – Hoàng Thanh Sơn (sinh năm 2004) đã bị bắt giữ vì tự học cách chế tạo pháo nổ trên Youtube và mua nguyên liệu qua các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, Sơn còn đầu tư máy tự chế để tăng năng suất sản xuất pháo. Vụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, thực hiện những hành vi nguy hiểm.

Tại cơ quan điều tra, Sơn khai nhận: “Em thấy bố mẹ em lo tiền học và tiền nhà ở cho em nhiều quá nên em muốn làm pháo để bán, chi trả cho bản thân để bố mẹ em không phải trả nhiều. Đây là lần đầu em bán, có 2 loại là pháo hoa và pháo nổ, em bán 200 ngàn 1 quả thì bị Công an quận Hai Bà Trưng bắt. Em thấy việc chế tạo pháo gây nguy hiểm cho mình và người sung quanh nhưng bán pháo lợi nhuận cao nên em vẫn làm”.

Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Giải pháp cho tình trạng này là gì?

Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động.

Mới đây, TAND Tối cao đưa ra lấy ý kiến về đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Ban hành luật Tư pháp người chưa thành niên quan điểm của tôi là rất cần thiết. Luật này sẽ phát triển những cái quy phạm pháp luật đã có ở nhiều văn bản pháp luật trước đó. Ví dụ như là một phần ở trong Bộ luật hình sự về người dưới 18 tuổi phạm tội, rồi là liên quan đến một phần quy định về Luật trẻ em, liên quan đến các biện pháp giáo dục tại cộng đồng hoặc là giáo dục tại cơ sở giáo dưỡng.

Khi luật này được Quốc hội thông qua thì sẽ là cái cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta quản lý, kiểm soát, xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Cũng như là có chính sách về chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên, trong trường hợp mà người chưa thành niên vi phạm ở cái mức độ mà có thể sử dụng các cái biện pháp khác, chứ không nhất thiết là phải áp dụng chế tài hình sự”.

2 / 2
Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.
2 / 2
Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, người dưới 18 tuổi, hay còn gọi là trẻ vị thành niên, đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng tâm sinh lý lại có nhiều bất ổn. Đây là giai đoạn chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và đạo đức, thiếu hụt các kỹ năng sống cần thiết như giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc, dẫn đến nguy cơ cao thực hiện các hành vi thiếu kiểm soát, thậm chí vi phạm pháp luật.

Do đó, việc xử lý vi phạm của trẻ vị thành niên hay tội phạm trẻ vị thành niên cần đề cao biện pháp giáo dục. Thay vì chỉ tập trung trừng phạt, các biện pháp giáo dục cần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, kết hợp với sự tham gia chủ động của gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Xem thêm: Áp lực tham vọng: Liệu cha mẹ đang “kìm hãm” tuổi thơ của con?

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x